Trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không? Chú ý gì khi uống?

Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không? Liệu sữa nguội hoặc sữa lạnh có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé? Trên thực tế, vấn đề này vẫn gây ra nhiều tranh luận giữa các bậc phụ huynh và thậm chí cả chuyên gia dinh dưỡng. Cùng đi tìm câu trả lời chính xác cho những băn khoăn này ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

I – Trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không?

Khi trẻ bú trực tiếp từ bầu ti của mẹ thì nhiệt độ tự nhiên của sữa ở khoảng 37°C. Nếu trẻ bú bình bằng sữa công thức hoặc sữa mẹ vắt sẽ được làm ấm đến nhiệt độ lý tưởng bằng thiết bị chuyên dụng.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cũng chọn cách cho bé uống sữa ở nhiệt độ phòng thậm chí sữa vừa lấy từ tủ lạnh. Điều này có gây nguy hại gì hay không? Theo đó các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng nhiệt độ của sữa không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng.

Vì vậy, nếu bạn băn khoăn liệu “Trẻ sơ sinh uống sữa công thức để nguội có sao không” thì đáp án chính là KHÔNG. Điều quan trọng hơn cả là đảm bảo sữa được pha và bảo quản đúng cách.

Đối với sữa công thức cần tuân thủ đúng tỷ lệ pha về nhiệt độ – mức nước – lượng bột cần thiết. Đối với sữa mẹ, việc bảo quản đúng quy chuẩn là yếu tố then chốt để duy trì chất lượng sữa (Chi tiết ở mục III). Trong thực tế, cho trẻ bú sữa lạnh, sữa hơi ấm hoặc ở nhiệt độ phòng còn giúp việc chăm sóc bé trở nên thuận tiện đặc biệt vào ban đêm.

II – Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa lạnh

Bên cạnh những thắc mắc liên quan đến việc trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không thì nhiều ba mẹ cảm thấy lo ngại với sữa lạnh khi bảo quản bằng cách cấp đông.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể uống sữa lạnh mà không gây hại cho sức khỏe. Trên thực tế, sữa mẹ đông lạnh còn mang lại lợi ích đặc biệt trong giai đoạn bé mọc răng, giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở nướu. Để thực hiện điều này thì cha mẹ sẽ rót sữa mẹ vào khay đá để đông cứng rồi đặt viên sữa đông vào túi nhai ăn dặm (mesh feeder) cho bé ngậm từ từ.

Mặc dù nhiều cha mẹ có thói quen hâm nóng sữa trước khi cho con bú để an toàn cho con. Tuy nhiên cần chú ý khi làm nóng sữa ở nhiệt độ quá cao thì nhiều dưỡng chất quan trọng biến mất hoặc thay đổi kết cấu.

Tuy nhiên, nếu bé thích sữa ấm, bạn có thể dùng máy hâm sữa cho sữa công thức hoặc sữa mẹ vắt ra. Thay vì tập trung vào việc phải làm ấm sữa cha mẹ nên bảo quản và sử dụng đúng cách để giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bé.

trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không

III – Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống sữa lạnh

Mặc dù việc trẻ sơ sinh uống sữa nguội, lạnh đã được khẳng định là an toàn, ba mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Bảo quản sữa đúng cách: Đảm bảo sữa được giữ trong tủ lạnh hợp vệ sinh, tuân thủ quy tắc an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế vi khuẩn xâm nhập: Sử dụng bình sữa hoặc ly có nắp đậy kín để bảo vệ sữa khỏi tác nhân gây hại.
  • Thời gian bảo quản sữa mẹ: Sữa mẹ mới vắt có thể giữ ở nhiệt độ phòng tối đa 4 tiếng, trong ngăn mát tủ lạnh đến 4 ngày và lên đến 6 tháng nếu bảo quản ở ngăn đá.
  • Điều chỉnh nhiệt độ sữa phù hợp: Không nên cho bé uống sữa quá lạnh ngay khi vừa lấy ra từ tủ lạnh. Hãy để sữa ngoài một lúc trước khi cho trẻ bú để tránh làm lạnh đột ngột cơ thể bé.
  • Lắc nhẹ bình sữa trước khi cho bé uống để các chất béo không bị tách lớp.
  • Trẻ sinh non hoặc có vấn đề về tiêu hóa có thể nhạy cảm với sữa lạnh, vì vậy tốt nhất nên làm ấm sữa trước khi cho bé bú.
  • Chuyển đổi từ sữa ấm sang sữa lạnh: Nếu bé đã quen với sữa ấm, hãy cho bé làm quen dần với sữa nguội trước khi chuyển sang sữa mát hơn để tránh tình trạng khó chịu.
  • Vào ngày nhiệt độ giảm sâu cha mẹ nên ưu tiên cho con sử dụng sữa nguội hoặc sữa ấm.
  • Quan sát phản ứng của bé: Nếu trẻ có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy khi uống sữa lạnh, hãy ngừng ngay và điều chỉnh lại nhiệt độ sữa cho phù hợp.

IV – Cách hâm sữa nguội chuẩn khoa học cho bé

Mặc dù có nhiều khẳng định về sự an toàn cho những thắc mắc liên quan đến việc trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không. Tuy nhiên, tâm lý chung của ba mẹ vẫn sợ đường tiêu hóa của con bị ảnh hưởng. Hay dễ hiểu hơn là “lạnh bụng” nên giải pháp hâm lại sữa là ưu tiên hàng đầu.

Hâm sữa đúng cách không chỉ giúp bảo toàn dưỡng chất trong sữa mẹ mà còn đảm bảo an toàn cho bé khi bú. Vì vậy việc hâm sữa cho bé nên tuân thủ những điều dưới đây:

  • Không hâm sữa bằng lò vi sóng: Thiết bị này tạo ra nhiệt độ không cân bằng, khó kiểm soát nên khi bé dùng sữa có nguy cơ bị bỏng miệng hoặc thực quản.
  • Tránh hâm lại sữa đã từng làm nóng: Nếu sau 2 giờ kể từ lần hâm đầu tiên mà bé vẫn chưa bú hết mẹ nên bỏ phần sữa còn dư. Điều này để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
  • Tránh làm sữa quá nóng: Nhiệt độ cao có thể phá hủy các kháng thể và dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ. Vì vậy, khi hâm sữa, mẹ cần đảm bảo nhiệt độ chỉ đủ ấm tương đương với nhiệt độ cơ thể (~37°C).
  • Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý khi dùng máy hâm sữa: Nếu sử dụng máy hâm sữa, mẹ nên chọn mức nhiệt thấp để tránh làm sữa quá nóng. Các loại máy hâm hiện nay đều có hướng dẫn cụ thể về nhiệt độ phù hợp, mẹ nên tham khảo để đảm bảo sữa giữ được tối đa giá trị dinh dưỡng.

trẻ sơ sinh uống sữa lạnh được không

Cần hâm sữa cho bé đúng cách để bảo vệ sức khoẻ cho con

Vấn đề trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không sẽ hạn chế nguy hại nếu được bảo quản đúng cách và phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Điều quan trọng nhất là đảm bảo nguyên tắc, nhiệt độ phù hợp và quan sát phản ứng thực tế của trẻ. Nếu trẻ quen với sữa nguội và không gặp vấn đề tiêu hóa, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm!


Có thể bạn quan tâm
TOP 5 Loại phô mai cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi tốt, hiệu quả

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm đánh dấu hành trình dinh dưỡng mới của...

Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh rêu có bất thường không?

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi thấy  hiện tượng trẻ uống sữa...

Có nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa không? Khi nào nên đổi sữa?

“Có nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa hay không” là câu hỏi nhiều...